Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2014

Biến tần máy bơm nước

Máy biến tần được lắp vào mạch điện tử của động cơ và nó có thể làm thay đổi được tần số mạch điện, do đó làm thay đổi số vòng quay trên trục động cơ, theo luật tương tự trong máy bơm ly tâm, khi số vòng quay thay đổi thì lưu lượng và cột áp của máy bơm sẽ thay đổi theo.   


biến tân máy bơm nước
biến tần máy bơm nước activedriver

 

+ Nguyên lý làm việc

- Hệ thống biến tần áp dụng nguyên lý điều khiển vòng kín

- Tín hiệu áp lực từ mạng lưới cấp nước được đưa về bộ xử lý, so sánh với tín hiệu áp lực được cài đặt theo yêu cầu. sai lệch giữa 2 trị số này sẽ được một chương trình cài đặt riêng cho hệ thống xử lý để đưa ra tín hiệu điều khiển tối ưu đến bộ biến tần.

- Bộ biến tần được lập trình xử lý tín hiệu đó và đưa ra tần số thích hợp cho dòng điện vào động cơ. Số vòng quay trên trục bơm được thay đổi và đáp ứng vừa lưu lượng, áp lực yêu cầu trên mạng lưới đường ống.


+ Nguyên tắc điều chỉnh hệ thống như sau:

- Khi nhu cầu dùng nước thấp hơn hoặc bằng khả năng cung cấp của một bơm thì máy bơm nước có lắp biến tần hoạt động.

- Khi nhu cầu dùng nước tăng lên lớn hơn khả năng cung cấp của một máy bơm nước và nhỏ hơn hoặc bằng khả năng cung cấp của hai bơm  thì một bơm sẽ chạy tối đa với số vòng quay định mức, bơm biến tần bổ sung đầy đủ lưu lượng theo yêu cầu.

- Khi yêu cầu lưu lượng tăng lên hơn nữa hoặc giảm đi thì việc điều chỉnh cũng diễn ra tương tự.
                    
                                                                                    Sơ đồ lắp đặt máy biến tần


+ Chức năng của thiết bị biến tần

- Tự đông điều khiển số vòng quay của máy bơm để cung cấp đủ Q theo yêu cầu.

- Tự động luân phiên thay đổi bơm công tác và bơm dự phòng.

- Khởi động mền và dừng mền tránh sụt áp dòng điện của hệ thống.

- có khả năng bảo vệ chống quá tải, ngắt mạch, mất pha, tăng áp.........

- Nếu sử dụng biến tần cho trạm bơm cấp 2 thì không cần xây dựng đài, giá thành xây dựng giảm 20%. Đồng thời cũng giảm chi phí tiêu thụ điện năng tương đương 20-30%

+ Phạm vi ứng dụng của biến tần.


- Thiết bị biến tần được sử dụng rộng rãi cho tất cả các trạm bơm từ quy mô công suất nhỏ đến quy mô công suất lớn.

- Nó dùng để điều hòa dung lượng và áp lực thay thế cho hệ thống cấp nước dùng đài điều hòa.

- Thiết bị biến tần giá thành cao nhưng khả năng tiết kiệm và giảm diện tích xây dựng trạm bơm.

Qua bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ thêm cho quí vị về thiết bị biến tần máy bơm nước
Xin cảm ơn!

Để được tư vấn và báo giá tốt nhất  hãy liên hệ: 0915.171.594 hoặc 0978.702.058

Địa Chỉ: 125/49 Nguyễn Ngọc Vũ, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Điện Thoại: 0915.171.594 - 0978.702.058
Website: Vinabom.com   Email: kinhdoanh@vinabom.com

Cách lắp đặt máy bơm nước tại giếng khoan, giếng đào có độ sâu trên 9m

Để có thể bơm nước tại các giếng khoan sâu trên 9m, bạn phải sử dụng bộ hút sâu (bộ phận tạo hút chân không), hay còn gọi là sáo, củ giếng khoan, củ hút sâu....


Sơ đồ lắp đặt củ Hanil PJ51kinhdoanh@vinabom.comSơ đồ lắp đặt củ Hanil PJ51
Sơ đồ lắp đặt củ Hanil PJ51

- Bộ hút sâu này là sản phẩm 100% Việt Nam, do các thợ khoan giếng phát minh ra từ khoảng năm 1998.
- Bên cạch đó còn có các sản phẩm nhập khẩu từ Hàn Quốc, Italy như cọc PJ – Hanil, cọc thả giếng (tháo từ bơm họng súng),….
- Với những giếng khoan đường kính nhỏ hơn 110mm, không thả máy bơm chìm xuống được mà mặt nước tĩnh lớn hơn 9m thì những bơm chân không hiện nay không có khả năng hút được, lúc đó phải dùng đến bộ phận hút sâu.
- Nguyên lý của các củ hỗ trợ này rất đơn giản. Đầu tiên phải lắp một gioăng ao su làm kín khoảng không giữa thành trong ống giếng và mặt ngoài ống hút tại vị trí mà từ đó có thể hút được nước lên. Sau đó trích một phần nước từ đầu ra của máy bơm đưa vào khoảng không này. Còn ống hút thì lắp thêm một van một chiều ở dưới chỗ gioăng cao su. Đồng thời tại vị trí này có một thiết bị có miệng thu nhỏ và các khe hẹp thông với khoảng không phía trên của gion cao su.

cách lắp đặt củ hỗ trợ hút sâu 

    Khi máy bơm nước hoạt động sẽ xuất hiện một vòng tuần hoàn nước từ máy bơm vào phần trên ống giếng rồi qua các khe hẹp vào ống hút đi lên bơm. Khi dòng nước này đi qua miệng thu nhỏ của ống hút tại vị trí này sẽ hút nước từ bên dưới van một chiều thứ hai lên (tương tự dòng khí hút sơn lên trong các bình phun sơn). kết quả là mực nước trong ống hút lên cao và bơm được.
    Miền bắc thì thường sử dụng củ giếng khoan: Củ giếng được lắp xuống dưới giếng, ngập trong nước càng tốt. Nguyên lý hoạt động không khác gì bộ phận tạo hút chân không của những máy bơm ly tâm tự mồi. Tính từ van của củ giếng lên đến đầu bơm sau khi được mồi đầy nước, lúc khởi động bơm, nước sẽ được bơm quay trở lại giếng qua kim phun của củ hút sâu, bơm vào sáo hút tạo ra độ hút chân không để hỗ trợ kéo nước từ giếng từ dưới van một chiều lên, lượng nước này theo tuần hoàn mà được bơm bơm ra qua van điều áp để sử dụng...

so_do_lap_coc_pj
Sơ đồ lắp cọc hút giếng Hanil PJ 51

    Qua bài viết này Vinabom.com xin chia sẻ cho các bạn thêm kinh nghiệm trong việc bơm nước tại những khu vực có mực nước giếng sâu hơn 9m
Cảm ơn quí vị đã tham khảo!

Mọi thắc mắc xin quí vị gọi 0915.171.594 để được tư vấn chu đáo nhất.

Vinabom.com

Địa Chỉ: 125/49 Nguyễn Ngọc Vũ, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Điện Thoại: 0915.171.594 - 0978.702.058
Website: Vinabom.com   Email: kinhdoanh@vinabom.com

Cách tính toán đường ống máy bơm nước

- Chọn máy bơm nước bình thường trong dân dụng và công nghiệp thì 4 yếu tố chính là lưu lượng, cột áp, độ nhớt (khi bài toán cần sự tính toán chi tiết) và kích thước đường ống.
- Trong đó cột áp là phần phức tạp nhất, ta chọn một tuyến đường ống dài nhất từ nơi đặt bồn nước đến vị trí cần bơm, khi đó tổn thất cột áp trên đoạn này là cao nhất. Trong tuyến đường ống chính đó có nhiều kích thước đường ống khác nhau thì ta tính tổn thất trên từng đoạn. Sau đó cộng tổng cộng các cột áp lại ra cột áp tổng toàn bộ tuyến ống. 
- Tuy nhiên có nhiều cách để tính toán máy bơm nước dân dụng theo kinh nghiệm, nhưng khi dự thầu hay công trình lớn cần quá trình tính toán chi tiết hơn để chọn bơm chính xác hơn.
- Chúng tôi xin viết ra đây vài cách tính toán mà mình dân kỹ thuật hay dùng, để các bạn có thể tham khảo…

1.Cách tính toán áp dụng cho máy bơm dân dụng:

                                 máy bơm nước bán chân không Ebara     

a. Tính toán theo kinh nghiệm:(nước ở nhiệt độ 25~ 30oC, không tính độ nhớt). 
- Về lưu lượng: đơn vị m3/h hoặc lít/phút (L/min). Chọn theo lưu lượng mình cần.
Ví dụ:
+  Trong một giờ thì bơm đầy bồn 3 mét khối => lưu lượng 3 khối/giờ.
+  Muốn bơm đầy 2 bồn, mỗi bồn 4 mét khối trong 3 giờ=>8 khối/3giờ =>2,7 khối/giờ.
+  Trên máy có sẳn lưu lượng cần bơm qua, rồi lấy tổng lưu lượng các máy ra lưu lượng chính.

- Về cột áp: từ điểm thấp nhất đến điểm cao nhất (theo mét độ cao)
+ Tổn thất áp trên co, cút, tê, ma sát thành ống (do ống sần xùi hoặc ống kích cỡ nhỏ)
+ Tổn thất áp khi chạy qua tải. Nếu có nhiều đầu nước ra, thì ta chọn tuyến đường ống dài nhất tính từ vị trí bơm để đạt được tổn thất áp suất cao nhất.
+ Điểm thấp nhất đến điểm cao nhất và đã trừ ra cột áp hồi (tức là nước tự tuần hoàn trở lại bơm).
+ Lấy theo kinh nghiệm một co vuông bằng 3% cột áp tổng, tê thì lấy 2 % cột áp tổng. Lấy 5 mét theo chiều ngang bằng 1 mét theo chiều cao.
+ Tổn thất áp khi chạy qua tải nếu tải đã có sẵn thông số tổn thất áp lực.
+ Sau khi có được cột áp mình nhân thêm hệ số an toàn 1,4 lần cột áp tổng. Rồi báo kết quả cho bên bán bơm nước biết (về nhu cầu sử dụng, lưu lượng, cột áp) để nhân viên kỹ thuật tra đồ thị và chọn  máy bơm, báo giá cho bạn.
- Về Kích thước Đường ống: (chỉ cần có thông số lưu lượng). Dựa vào công thức:

 
- Vận tốc nước dựa vào tiêu chuẩn việt nam 4513-1988.  Ở mục 6.5 Trang14 Trong TCVN
- Lấy nước dùng cho mọi nhu cầu sinh hoạt vận tốc V = 1,2m/s và chữa cháy là 2,5 m/s. 
VD : Giả sử Q =28,8 l/s, dùng cho chữa cháy V = 2,5 m/s.
=> D =V-(4 x 28,8 / 3,14 x 25) = 1.21 dm hay phi 121 => ống DN150 (hoặcDN125).

2. Tính toán theo công thức áp dụng cho máy bơm nước công nghiệp

                       hệ thống máy bơm cứu hỏa  hệ thống máy bơm cứu hỏa
- Về lưu lượng: như trên...
- Về Kích thước đường ống: như trên....
- Về cột áp: Cột áp H = H1 + H2 +H3.
+ H1: là tổng của cột áp cao nhất ( tức là áp lực nước theo độ cao từ vị trí đặt bơm đến nơi xa nhất của hệ thống. Kinh nghiệm 5 mét ngang bằng 1mét cao.
+  H2: cột áp để phun nước tại đầu ra .
+  H3: tổn thất áp tại co cút tê trên đường ống (tổn thất cục bộ) và ma sát đường ống.
 Ví Dụ: 
-- Giả sử: khoảng cách từ bơm đến nơi cần bơm độ cao là 40 m, ống đi ngang 20 m, lưu lượng 104 m3/h hay 28,8 l/s.
--  cột áp cao H1 = 40+4 = 44 mét cao.
--  H2 lấy bằng 5 mét phun theo độ cao.
--  H3 = Ha + Hb = A x L x Q2 + 10%*Ha
Hb = 10%*Ha là tổn thất qua tê, co trên toàn hệ thống.
Q: lưu lượng nước qua ống (l/s)
L: chiều dài của đoạn ống (m)
    Với A là sức cản ma sát từ ống (mỗi ống lại có sức cản khác nhau). A lấy theo tiêu chuẩn việt nam 4513-1988. => như ví dụ trên đường kính ống là DN150 => A = 0,00003395
=> H3 = 0,00003395 x (40+20) x 28,82 +10%*Ha = 2 mét nước.
Vậy H = 44 + 5 + 2 = 51 mét nước. và lưu lượng là 104 m3/h = 1728 l/min => tra đồ thị thì bơm là chọn bơm 40 hp (30 Kw điện), đường ống DN150.

Qua bài viết này Vinabom.com xin chia sẻ chút kinh nghiệm để các bạn tham khảo thêm
Xin chân thành cảm ơn!

Vinabom.com

Địa Chỉ: 125/49 Nguyễn Ngọc Vũ, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Điện Thoại: 0915.171.594 - 0978.702.058
Website: Vinabom.com   Email: kinhdoanh@vinabom.com
 kinhdoanh@vinabom.com

máy bơm nước tăng áp cho máy giặt

kinhdoanh@vinabom.comBồn chứa nước để quá thấp, áp lực nước quá yếu….
Vấn đề xảy ra của chúng ta ở đây có hai lý do: 1 là van nước của máy giặt và 2 là áp lực nguồn nước quá yếu

1.Van nước của máy giặt

    Vấn đề nằm ở cái van của máy giặt. Cấu tạo của van nước trong máy giặt thông thường gồm 1 màng chắn nuớc cao su được điều khiển băng rơ le điện. Ở trạng thái không có điện màng chắn được lò so đẩy ép ngăn khe nước làm van không dẫn nước. Khi được cấp điện lõi lò xo được cuộn hút, kéo vào trong thân, màng chắn cao su này không bị ép và dưới áp lực nước đầu vào lồng giặt, màng sẽ tách khỏi mặt ống cấp và nước sẽ chảy qua van. Tiết diện lỗ mà màng cáp cao su tách khỏi mặt ống để nước chảy qua này khá nhỏ. Vì vậy dòng nước chảy vào lồng giăt sẽ không lớn được như chúng ta mong muốn.
    Hơn nữa, phía trước màng cao su còn có 1 màng lọc và màng lọc này rất hay bị đọng cặn bẩn khiến nước không được cấp vào lồng. Điều này khiến chúng ta phải làm vệ sinh màng lọc này khá thường xuyên.

2. Áp lực nguồn nước

    Nếu chúng ta đã tiến hành xử lý theo trường hợp thứ nhất mà chưa được thì chúng ta phải áp dụng biện pháp thứ 2 đó là tăng áp cho nguồn nước. Thì ở đây, chúng ta sẽ dùng các loại máy bơm nước tăng áp để tăng áp thủy cục cho nguồn vào của máy giặt.
+ Lựa chọn máy bơm tăng áp có bình tăng áp: Loại máy bơm này có thể dùng được trong cả hai trường hợp là máy giặt đặt ở dưới tầng trệt hoặc trên các tầng thượng,  và có thể dùng trong nhiều trường hợp khác nữa...

máy bơm nước tăng áp cho máy giặt
Ưu Điểm:
- Bơm tăng áp được mọi địa hình (đặt trên, đặt bằng hoặc đặt dưới máy giặt và các thiết bị khác)
- Áp lực nước tốt
Nhược điểm:
- Phát ra tiếng ồn khi hoạt động
+ Lựa chọn máy bơm tăng áp điện tử: Đây là loại bơm tự động áp mạch điện tử (không sử dụng bình áp), thích hợp cho việc tăng áp lực nước  từ bể chứa nước trên tầng thượng, phải đặt trên máy giặt, các thiết bị cần tăng áp khác (vòi tắm, vòi rửa) tối thiểu 1m.

máy bơm nước tăng áp cho máy giặt, máy bơm tăng áp Wilo, vinabom.com máy bơm nước chính hãng, giá cả cạnh tranh, dịch vụ chuyên nghiệp
Ưu điểm:
- Vận hành cực kỳ êm ái
- Tiêu thụ điện năng thấp
Nhược điểm
- Giá thành cao hơi cao

Lưu ý:

    Khi  Lắp đặt máy cũng cần phải đúng kỹ thuật thì mới phát huy được hết công suất máy. Khi lắp máy bơm nên đặt ở vị trí chắc chắn, tránh bị rung khi vận hành. Lắp đường ống đúng kích thước đường kính của máy bơm nước, nạp nước mồi theo sách hướng dẫn…

    Qua bài viết này Vinabom.com xin chia sẻ cho quí vị và các bạn thêm một chút kinh nghiệm nhỏ về máy bơm nước gia đình.
Xin chân thành cảm ơn các bạn đã quan tâm!
Mọi thắc mắc về kỹ thuật, dịch vụ, bán hàng.... hãy gọi 0915.171.594 để được thông tin chi tiết nhất.


Địa Chỉ: 125/49 Nguyễn Ngọc Vũ, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Điện Thoại: 0915.171.594 - 0978.702.058
Website: Vinabom.com   Email: kinhdoanh@vinabom.com

Máy bơm định lượng hóa chất

Giới thiệu sơ qua về máy bơm định lượng

    Máy bơm định lượng là loại bơm thể tích lưu lượng thấp, có thể điều chỉnh lưu lượng tự động hoặc trực tiếp bằng tay tùy theo yêu cầu công nghệ, có độ chính xác cao và khả năng bơm nhiều loại hóa chất khác nhau như axít, kiềm, chất ăn mòn hoặc chất sệt....
Máy bơm định lượng thường được truyền động bằng mô tơ điện xoay chiều tốc độ cố định, nhưng tùy theo nhu cầu sử dụng người ta còn dùng nhiều cơ cấu truyền động khác
Ví dụ như: loại tốc độ cố định, loại tốc độ thay đổi, loại điện, loại nam châm và loại từ.
kinhdoanh@vinabom.comCác cơ cấu truyền động có nhiệm vụ truyền chuyển động quay của động cơ sang thành chuyển động của cánh bơm.
    Lưu lượng của máy bơm  có thể điều chỉnh được nhờ sự thay đổi độ dài hành trình hoặc tần số hành trình của bơm. Đa số bơm định luợng được điều chỉnh bằng nút vặn. Các bộ phụ trợ thủy lực hoặc khí nén cũng có thể được dùng thay cho nút vặn, nhất là tại các vị trí mà lưu lượng cần phải tương ứng với tín hiệu điều khiển. Việc thay đổi số đầu bơm cũng là một cách để nâng lưu lượng máy bơm. Máy bơm định lượng có hai đầu bơm sẽ tăng lưu lượng có thể cung cấp lên gấp đôi so với bơm một đầu. Thậm chí có thể lắp đặt những chiếc bơm có tới ba bốn đầu bơm.
    Máy bơm định lượng vận chuyển chất lỏng thông qua hai công đoạn , đó là công hút và công đoạn đẩy. Ở công đoạn hút, chất lỏng được kéo vào chỗ trống trong buồng bơm qua van một chiều ống hút. Ở công đoạn đẩy, van một chiều tại ống hút bị đóng lại, van 1 chiều tại ống đẩy mở ra, chất lỏng trong buồng bơm bị tống ra ngoài.
    Máy bơm định lượng thường được sử dụng khi một trong các điều kiện sau đây tốn tại : lưu lượng bơm quá nhỏ, cần cung cấp chất lỏng với lưu lượng xác định, hệ thống chịu áp suất cao, chất cần bơm là loại ăn mòn, có nhiệt độ cao, có độ nhớt cao, cần điều chỉnh lưu lượng bằng máy tính, máy lập trình v.v...

Các loại máy bơm định lượng:

1. Bơm định lượng Piston (Piston Metering Pumps): 
máy bơm định lượng piston

    Là loại bơm định lượng mà buồng bơm có dạng xy-lanh và sự biến đổi thể tích buồng bơm được thực hiện nhờ sự chuyển dịch tịnh tiến của piston trong lòng xy-lanh.
- Lưu lượng của bơm có thể điều chỉnh được nhờ sự thay đổi độ dài hành trình hoặc tần số hành trình của piston
- Bơm định lượng piston là loại bơm định lượng cổ điển nhất, bền vững nhất và cũng mạnh mẽ nhất.
Nên chọn bơm định lượng kiểu piton cho các trường hợp:
+ Chất cần bơm không phải là hợp chất mài mòn, không phải là hợp chất chứa cặn rắn (vì chất mài mòn sẽ phá hủy gioăng piston)
+ Yêu cầu chống rò rỉ không quá khắt khe (vì tất yếu tồn tại một chút rò rỉ nào đó giữa piston và gioăng piston)
+ Hệ thống có yêu cầu áp lực cao (vì bơm piston cho phép đạt áp lực tới vài trăm kg/cm2 trong khi các loại bơm định lượng khác chỉ có thể đạt áp lực tối đa 10-15 kg/cm2)
2. Bơm định lượng Thủy lực (Hydraulic Metering Pumps):
 máy bơm định lượng thủy lực
    (hay còn gọi là Bơm định lượng màng thủy lực). Có tên này vì màng bơm chuyển động nhờ truyền động từ một piston hoạt động như xi-lanh thủy lực. Là loại bơm định lượng mới xuất hiện gần đây, bơm định lượng thủy lực kết hợp ưu việt của hai dòng bơm, đó là khả năng tạo áp cao của bơm pistông và độ kín tuyệt đối của bơm màng.
- Buồng bơm được ngăn đôi bởi một vách ngăn phẳng (màng bơm) bằng cao su hoặc chất dẻo.
- Ngăn thứ nhất là ngăn phụ, nằm giữa màng bơm và piston. Ngăn này được đổ đầy dầu. Sự chuyển dịch vị trí pistong sẽ kéo theo biến dạng tương ứng của màng bơm.
- Ngăn thứ hai là ngăn chính, nằm giữa đầu bơm và màng bơm, hoạt động như buồng bơm màng. Sự chuyển dịch vị trí của màng bơm sẽ tạo nên sức hút hoặc sức đẩy chất lỏng cần bơm.
Nên chọn bơm định lượng thủy lực cho các trường hợp:
+ Chất cần bơm là hợp chất mài mòn, hợp chất chứa cặn rắn lơ lửng
+ Chất cần bơm là độc chất
+ Có yêu cầu cao chống rò rỉ hoặc chống lọt khí
+ Hệ thống có yêu cầu áp lực cao
3. Bơm định lượng màng (Diaphragm Pumps, Dosing):
máy bơm định lượng màng
Máy bơm định lượng màng
   
    Nhiều người gọi tắt là "Bơm màng". Gọi tắt như vậy là sai vì tuy đa số các bơm định lượngbơm màng nhưng vẫn còn rất nhiều kiểu bơm màng khác không phải là bơm định lượng. Là loại bơm sử dụng trong các ứng dụng cần xác định chính xác lượng chất lỏng phải cung cấp
Ví dụ: trong ngành y tế, ngành hóa chất và trong các phòng thí nghiệm.
    Bơm định lượng màng sử dụng màng bơm (thường làm bằng cao su, tuy nhiên cũng có thể làm bằng vật liệu khác, tùy theo chất cần bơm). Nguyên lý bơm màng giống như nguyên lý hoạt động của trái tim. Chiếc màng hoạt động như một vách tim di động. Khi máy chạy, mô tơ và cần đẩy sẽ dần dần đẩy dịch chiếc màng, tạo một vùng chân không có tác dụng kéo chất lỏng đi vào buồng bơm (pha hút _ vacuum stroke). Tới khi buồng bơm đã đầy chất lỏng, cần đẩy sẽ ép chiếc màng để tạo áp suất đẩy chất lỏng ra ngoài (pha đẩy _ pressure stroke). Việc định hướng dòng chảy được thực hiện nhờ 02 chiếc van 1 chiều. Một van ở đường hút vào của bơm, gọi là van hút (suction check valve), còn van kia ở đường đẩy ra của bơm, gọi là van đẩy (discharge check valve).
Bơm định lượng màng có rất nhiều ưu điểm:
- Cho phép điều chỉnh lưu lượng từ thấp đến cao tuỳ theo yêu cầu
- Bơm có kết cấu kín, không rò rỉ chất lỏng
- Cấu tạo bơm đơn giản, chỉ có vài bộ phận chuyển động nên hoạt động lâu bền với sự bảo trì tối thiểu
    Bơm định lượng màng được sử dụng trong rất nhiều ngành công nghiệp : bơm chất lỏng, nước sạch, bơm bùn và nước thải, bơm chất lỏng nhớt, trong nhà máy điện, nhà máy giấy, trong công nghiệp dầu khí, hóa học, trong ngành hàng hải v.v..
4. Bơm định lượng điện từ (Solenoid Metering Pumps):
 máy bơm định lượng điện từ
 Máy bơm định lượng điện từ
   (hay còn gọi là Bơm định lượng Nam châm điện). Có tên này vì màng bơm chuyển động nhờ truyền động từ một nam châm điện..

Trên đây Vinabom.com xin giới thiệu một số thông tin cơ bản để giúp các bạn hình dùng và lựa chọn được bơm định lượng đúng với mục đích sử dụng nhất
Xin chân thành cảm ơn!
Để được tư vấn và báo giá tốt nhất  hãy liên hệ: 0915.171.594 hoặc 0978.702.058

Địa Chỉ: 125/49 Nguyễn Ngọc Vũ, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Điện Thoại: 0915.171.594 - 0978.702.058
Website: Vinabom.com   Email: kinhdoanh@vinabom.com